Ngói âm dương không chỉ là một loại vật liệu lợp mái mà còn là dấu ấn vàng son của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Xuất hiện từ thời Lý, Trần, Lê, loại ngói này được ứng dụng rộng rãi trong đình, chùa, cung điện, lăng tẩm và những công trình mang đậm tinh thần văn hóa dân tộc. Ngày nay, với vẻ đẹp cổ kính và độ bền vượt trội, ngói âm dương tiếp tục được ưa chuộng trong các công trình du lịch, nhà ở cao cấp và khu nghỉ dưỡng, mang đến sự giao thoa hoàn mỹ giữa quá khứ và hiện tại. Trong bài viết này hãy cùng Không Gian Gốm Việt tìm hiểu về quy trình sản xuất ngói âm dương và ứng dụng trong kiến trúc.
1.Ngói âm dương là gì? Tại sao lại gọi là ngói âm dương?
Tên gọi “ngói âm dương” bắt nguồn từ kết cấu đặc biệt của nó, gồm hai loại viên ngói được lợp xen kẽ, tạo nên một tổng thể hài hòa và bền vững theo thời gian.
Ngói dương: Có dạng nửa hình trụ, còn gọi là ngói đốt tre hoặc ngói ống. Mặt ngoài thường được tráng men bóng, tạo hiệu ứng ánh sáng tuyệt đẹp dưới nắng, đồng thời tăng khả năng chống thấm và bám rêu.
Ngói âm: Hình chữ nhật với độ cong mềm mại, lợp ngửa lên để ôm lấy ngói dương, tạo nên kết cấu chắc chắn và khả năng thoát nước vượt trội.
Ngoài hai loại ngói chính, phần mái còn có ngói diềm (ngói riềm) với những họa tiết tinh xảo, giúp tăng tính thẩm mỹ và thể hiện đẳng cấp của công trình.2. Chất liệu và màu sắc của ngói âm dương
Ngói âm dương truyền thống được làm từ đất sét, trải qua quá trình nhào nặn, tạo hình và nung ở nhiệt độ cao. Sau đó, ngói được phủ một lớp men, gọi là lưu ly, giúp tăng độ bền và thẩm mỹ cho sản phẩm. Tại miền Trung và Nam Bộ, ngói tráng men xanh đồng cổ (thanh lưu ly), vàng hổ phách (hoàng lưu ly) và xanh nhật (bích lưu ly) rất phổ biến. Ngoài ra, với hơn 40 bài men cổ bí truyền, người sử dụng có thêm nhiều lựa chọn độc đáo cho công trình kiến trúc của mình.
Xem thêm: Ngói âm dương là gì? Quy trình sản xuất ngói âm dương và ứng dụng trong kiến trúc