Giá trị thẩm mỹ truyền thống trong công trình kiến trúc cảnh quan Việt Nam

Công trình kiến trúc cảnh quan tạo nên những ngôi nhà, biệt thự cùng với nhiều phong cách khác nhau. Kiến trúc phát triển cho ra đời nhiều sản phẩm kiến trúc đẹp mắt. Phù hợp với nhu cầu cuộc sống hiện đại ngày nay.

Kiến trúc truyền thống là hình thức tồn tại theo thời gian, đó là niềm tự hào của dân tộc. Do đó, những giá trị thẩm mỹ trong kiến trúc truyền thống Việt Nam cần phải được lưu giữ và phát triển theo thời đại.

Vậy những đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam là gì? Có những sản phẩm kiến trúc nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Kiến trúc trúc cảnh quan là gì?

Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người.Phạm vi hoạt động của kiến trúc liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản.

Kiến trúc truyền thống là gì?

Kiến trúc truyền thống là đặc trưng kiến trúc của mỗi dân tộc được hình thành và xây dựng từ điều kiện thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán, lối sống cũng như điều kiện kinh tế, vật liệu xây dựng,… của dân tộc mỗi thời kỳ khác nhau.

Kiến trúc truyền thống Việt Nam là tinh hoa của được đúc kết trong cả quá trình hình thành và phát triển của người Việt và luôn mang trong mình những giá trị to lớn về văn hóa, phi vật thể, là đại diện cho văn hóa, tâm hồn, tinh thần của người Việt qua nhiều thế hệ.

Đặc trưng của công trình kiến trúc cảnh quan truyền thống?

Kiến trúc truyền thống Việt Nam mang phong cách đặc trưng thể hiện qua nét đẹp văn hóa và cấu trúc công trình.

1. Nét đẹp văn hóa

Tính dân tộc

Tính dân tộc luôn được đề cao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Từ thời dựng nước và giữ nước đó là niềm tự hào của dân tộc.

Đặc biệt, người Việt chúng ta là quốc gia đa dạng về chủng tộc, từ đó kiến trúc truyền thống Việt Nam cũng muôn vẻ hơn từ trang trí tạo hình nghệ thuật cho đến vật liệu xây dựng, phương thức kết cấu trong xây dựng,…

Phong cách nhẹ nhàng, đơn giản nhưng tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong kiến trúc xây dựng luôn lấy biểu tượng là những gì gắn liền với thiên nhiên, con người. Hay những kiến trúc hòa lẫn trong xóm làng phản ánh những sinh hoạt trong xã hội, cộng đồng như: phong tục tập quán, hội hè, rước lễ,…Những chi tiết này sẽ được thể hiện trong bố cục kiến trúc một cách nhẹ nhàng, khoáng đạt nhất.

Màu sắc đẹp mắt giàu tính dân gian

Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong kiến trúc xây dựng. Với những màu sắc và hoa văn trang trí, điêu khắc sẽ góp phần tô điểm và mang đến sự hoàn hảo cho kiến trúc cũng như thể hiện được nét đặc trưng của từng loại công trình khác nhau. Ngoài ra, với việc vận dụng màu sắc trong kiến trúc đúng cách còn làm tăng thêm sự sinh động, trang nghiêm cho không gian, cũng như thể hiện được tính chân thực và đậm đà bản sắc dân tộc.

Sử dụng vật liệu địa phương là chủ yếu

Kiến trúc thường sử dụng vật liệu xây dựng địa phương góp phần tăng thêm tính truyền thống dân tộc.  Những vật liệu được sử dụng thường là: tre, gạch, ngói,…

2. Cấu trúc kiến trúc cảnh quan truyền thống 

Mái nhà trong kiến trúc truyền thống Việt Nam có những đặc điểm sau đây:

  • Triền mái thẳng không cong, tại vị trí góc mái hơi hếch lên nhằm mục đích tạo sự thanh thoát khi nhìn vào.
  • Về tỉ lệ, thông thường phần mái chiếm 2/3 chiều cao của công trình kiến trúc.
  • Trang trí trên mái thường sử dụng những con giống trên đầu đao, gạch hoa chanh con kìm… được thể hiện một cách khéo léo và tinh tế, mang đậm nét truyền thống.
  • Sử dụng ngói hài, âm dương: Bên cạnh vẻ đẹp về mặt thẩm mỹ thì chất liệu này có ưu điểm cao về độ bền, cấu trúc thiết kế lợp, tạo cảm giác thoáng mát vào mùa hè và ấm áp khi mùa đông sang.

Cột là phần quan trọng của một công trình với kết cấu đứng, có tác dụng giúp chống đỡ, chịu lực. Các loại cột trong kiến trúc truyền thống Việt Nam thường tròn, to, mập. Gồm 3 loại cột chính:

  • Cột cái: là cột gánh vác chức năng chịu lực chính trong ngôi nhà vì vậy thường có kích thước lớn hơn so với các loại cột còn lại.
  • Cột con: là hệ thống những cột phụ chịu lực cùng cột chính để công trình được vững chắc hơn.
  • Cột hiên: dựng lên ở phần phía trước, có chiều dài ngắn hơn so với cột con.

Xà là các giằng ngang có chức năng liên kết các cột với nhau, xà có vị trí nằm ngoài khung và vuông góc với khung, gồm 2 loại:

  • Xà lòng: xà lòng có chức năng giúp liên kết cây cột cái của khung lại.
  • Xà nách: giúp liên kết những cây cột con với hệ thống cột cái, trong khung.

Các vật liệu xây dựng công trình kiến trúc cảnh quan

Đèn gốm sân vườn

Đèn sân vườn làm từ chất liệu gốm cao cấp, có màu đỏ truyền thống. Đèn sân vườn bằng gốm bền chắc, chịu lực, chịu nhiệt, chịu được thời tiết khắc nghiệt ngoài trời.

Những chiếc đèn gốm mang đến vẻ đẹp hiện đại, tinh tế cho kiến trúc.

Nghê phong thủy

Trong các linh vật phong thủy, nghê là con vật mà chúng ta gặp nhiều và phổ biến nhất. Chúng ta có thể thấy nó tại các địa điểm linh thiêng như đình làng, chùa miếu hoặc được dùng bài trí trong các từ đường.

Nghê được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như : đá, đồng, gốm. Nghê gốm chế tác ra những tượng nghê rất đẹp, nhiều hình dáng, kích thước kèm những ý nghĩa khác nhau.

Nghê thường được phủ ngoài một lớp men rạn cổ hoặc men màu. Vì có màu sắc đẹp, hình dáng tinh tế bắt mắt lại nhẹ nhàng nên nghê được bài trí ở rất nhiều vị trí.

Rồng phượng gốm

Tượng rồng gốm sứ – Linh vật phong thủy gốm sứ cao cấp. Trong phong thủy, rồng là Thần Thú cực dương trong 12 địa chỉ thuộc hành Thổ, nằm ở trung tâm của ngũ hành mang long khí là sinh lực của vũ trụ (nguyên khí là nền tảng của thuật phong thủy).

Tượng rồng bằng gốm sứ mang lại hiệu ứng mạnh mẽ nhất. Nó mang tới cát khí là sự may mắn về đường công danh tài lộc; ngoài ra còn được dùng để trấn yểm nhằm tìm đến sự an ổn trong cuộc sống, tránh điều tiếng thị phi, rất phù hợp với người làm kinh doanh, người làm trong lĩnh vực hành chính và hoạt động chính trị.

Gạch hoa thông gió

Gạch thông gió gốm sứ ngày càng được ưa chuộng và thịnh hành nhờ 2 yếu tô: Giải pháp tuyệt vời cho kiến trúc đẹp cũng như phong thủy.

– Gạch thông gió trang trí thường được gắn trên tường rào hoặc bức vách ngăn cách giữa cách gian trong nhà và trong nhà với sân vườn. Điều này giúp cho cho mảng tưởng có thêm Điểm nhấn nghệ thuật, thẩm mỹ.

– Gạch giúp cân bằng Ánh sáng, Âm dương hài hòa giữa các khoảng không gian với nhau. Không khí được lưu thông là một yếu tố không thể thiếu trong Khoa học Phong thủy.

Ngói âm dương

Ngói âm dương từ lâu đời đã là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt, xa xưa chỉ có những gia đình có điều kiện mới có đủ tiềm lực để lợp ngói âm dương bởi sự đắt đỏ, cầu kì tỉ mỉ của dòng ngói. Một phất nữa ngói âm dương có cấu trúc liên kết đẹp mê hồn và có độ bền cao hơn lúc bấy giờ.

Khi mà mái thai, mái xi măng, mái tôn chưa phổ biến, du nhập thì mái ngói âm dương sẽ giải dược bài toán mỗi khi thời tiết thay đổi, mưa năng thất thường mà mái ngói bình thường, mái tranh rơm rạ không làm được.

Ngày nay, ngói âm dương đã được sử dụng phổ biến, rộng dãi và phá cách độc đáo hơn. Sử dụng cho các công trình du lịch, các trung tâm giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Ngói mũi hài cổ

Ngói mũi hài (hay gọi là ngói cánh sen): Là một trong những loại ngói lợp truyền thống của dân tộc xuất hiện trong các công trình kiến trúc xa xưa với hình ảnh như cánh hoa sen. Hình ảnh những viên ngói mũi hài được lợp vừa thanh cao lại vừa mang đậm khí chất truyền thống.

Ngói mũi hài cổ được sử dụng rộng rãi các công trình bởi giá trị thẩm mỹ chúng mang lại.

Ngói văn miếu

Ngói được con người bắt đầu sử dụng từ khoảng 2500 TCN để làm vật liệu lợp mái nhà. Độ phổ biến của ngói đất nung vẫn còn đến tận nay và thậm chí trở thành xu hướng thiết kế.

Các công trình kiến trúc cảnh quan truyền thống Việt Nam

Kiến trúc đình chùa 

Đình Việt Nam: là một công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân. Kiến trúc truyền thống được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật phong thủy.

Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là “lưỡng long triều nguyệt” hay “lưỡng long tranh châu”.

Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê.

Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng.

Chùa Việt Nam: Chùa Việt Nam được xây dựng, phát triển qua các thời kỳ khác nhau.

Tam quan: Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông.

Sân chùa: Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ.

Nhà thờ họ kiến trúc cảnh quan truyền thống 

Kiến trúc truyền thống của người Việt có rất nhiều loại hình nhà ở và kiến trúc đền thờ, miếu thờ được xây dựng với lối kiến trúc đa dạng, trong đó có loại hình kiến trúc nhà thờ họ được duy trì và phát triển kéo dài trong mỗi gia đình.

Thiết kế nhà thờ họ mang đặc điểm riêng khó so sánh với các loại hình kiến trúc khác.

Về hình thức kiến trúc, nhà thờ họ khá gần gũi với kiến trúc nhà ở dân gian với mái ngói nâu quen thuộc, sân nhà rộng rãi. Về công năng, nhà thờ họ là công trình tín ngưỡng để thờ tổ tiên. Đây là hai yếu tố chính tạo nên phong cách kiến trúc của nhà thờ họ.

Kiến trúc nhà vườn 

Những ngôi nhà Việt truyền thống chủ yếu được xây dựng theo mô hình nhà cấp 4, vật liệu làm nhà có thể kết hợp với những vật liệu thiết kế đơn sơ, có sẵn như gỗ, tre,… Mang vẻ mộc mạc cho ngôi nhà, đồng thời vẫn giữ được độ bền đẹp vững chắc theo thời gian.

Mái nhà cũng là một nét văn hóa mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng của Việt Nam, mỗi miền đều có những cách lợp mái nhà khác nhau, có nơi dùng ngói, có nơi lại dùng rơm, lá dừa,…nhưng hầu hết đều tuân theo nguyên tắc mái dốc.

Ngày nay, xu hướng thiết kế nội thất hiện đại nhưng vẫn mang nét truyền thống đang được ưa chuộng.

Thiết kế một ngôi nhà truyền thống vẫn theo cấu trúc cổ xưa nhưng có pha nét hiện đại trong việc sử dụng những vật liệu sẵn có tiện nghi hơn như: bê tông, xi măng, cát sỏi, gạch…kết hợp sử dụng gỗ để tạo nét độc đáo, và vô cùng mới lạ cho ngôi nhà truyền thống.

Khu nghỉ dưỡng kiến trúc cảnh quan truyền thống

Kiến trúc truyền thống có sự hiện diện đồng nhất trong khu nghỉ dưỡng. Sử dụng kết cấu bằng gỗ, mái lợp bằng ngói mũi hài, chạm khắc trên gỗ…
Yếu tố truyền thống còn được thể hiện qua viêc tôn trọng tỷ lệ của kiến trúc truyền thống trong các công trình. Tạo ra một cảm giác thân thuộc cho du khách.

Các khu nghỉ dưỡng là một sự kết hợp khéo léo giữa hai yếu tố truyền thống và hiện đại.

Bên trong của các villa này là những tiện nghi hiện đại và những ô cửa kính lớn mở ra khu sân vườn phía sau nhà.

Gomkientruc.vn là đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng công trình kiến trúc cảnh quan uy tín

Liên hệ với chúng tôi:

  • Công ty cổ phần Không gian Gốm Việt
  • Địa chỉ: Lô A2, Khu sản xuất làng nghề Bát Tràng, Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
  • Website: gomkientruc.vn
  • Hotline: 0889 855 858 – 0366 357 358

 

2 thoughts on “Giá trị thẩm mỹ truyền thống trong công trình kiến trúc cảnh quan Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *